Nội Dung Chính
Ký hiệu bình chữa cháy có ý nghĩa như nào mà có thể cứu mạng bạn khi xảy ra hỏa hoạn.
Bình chữa cháy có nhều dạng khác nhau, mỗi dạng bình lại có một điểm mạnh và điểm yếu riêng. Các thông số và đặc điểm nhận dạng của bình chữa cháy hầu hết đều đã được nhà sản xuất in trên tem nhãn dán trên thân bình.
Có thể biết và hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu bình chữa cháy có thể giúp cúng ta nhanh chóng nhận biết được loại bình mà chúng ta đang có, dạng lửa mà bình chữa cháy đó có thể dùng để dập được. Qua đó có thể dễ dàng dập lửa một cách hiệu quả, an toàn và nhanh chóng.
Ý nghĩa ký hiệu ABC trên bình chữa cháy:
Khi mua bình chữa cháy về sử dụng, bạn hãy để ý trên thân của bình chữa cháy đều được dán tem nhãn đi kèm. Tem nhãn này cung cấp cho chúng ta biết về thông tin, chủng loại, thông số kỹ thuật của bình chữa cháy đó. Hiểu được ý nghĩa của ký hiệu bình chữa cháy, cũng là một kĩ năng cần thiết trong phòng cháy chữa cháy.
Trên tem nhãn của những loại bình chữa cháy thông dụng hiện nay sẽ có thông tin về loại đám cháy mà bình phù hợp để sử dụng. Được viết tắt dưới dạng chữ: A, B, C, D, E. Được hiểu là:
- Chất cháy dạng A: đám cháy từ các vật rắn dễ cháy thông thường. Ví dụ như: gỗ, giấy, nhựa, vải…
- Chất cháy dạng B: đám cháy từ những chất lỏng dễ cháy. Ví dụ như: xăng, dầu, cồn, chất đốt…
- Chất cháy dạng C: đám cháy từ các chất khí dễ cháy. Ví dụ như: khí gas, khí metan, khí đốt…
- Chất cháy dạng D: đám cháy từ các kim loại kiềm dễ cháy. Ví dụ: Natri (Na), K (Kali), Mg (Magie)…
- Chất cháy dạng E: đám cháy có liên quan đến các thiết bị điện tử, linh kiện điện…
Hiểu được các ký hiệu bình chữa cháy sẽ giúp chúng ta có thể biết được, nên sử dụng bình chữa cháy nào để dập tắt đám cháy mà chúng ta đang phải đối mặt, một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Ví dụ, nếu trên nhãn dán trên than bình chữa cháy có ký hiệu ABC, có nghĩa là bình chữa cháy đó có khả năng chữa cháy được các đám cháy loại A, B và C, tức là đám cháy bắt nguồn từ chất rắn, chất lỏng, chất khí. Nếu trên thân bình chỉ có ký hiệu là BC, thì có nghĩa bình chữa cháy đó có khả năng chữa cháy tốt các đám cháy từ chất lỏng(B) và chất khí(C), còn dùng cho các đám cháy chất rắn(A) thí sẽ kém hiệu quả hơn.
Các loại bình chữa cháy thông dụng:
Hiện nay, tại Việt Nam cũng như các nước khác, loại bình chữa cháy thông dụng, phổ biến nhất là 2 loại: bình chữa cháy dạng bột và bình chữa cháy CO2 dạng khí.
2 loại bình chữa cháy này đều có khả năng dập lửa rất hiệu quả, an toàn cho người sử dụng và có giá thành rẻ, dễ dàng trang bị cho công ty, gia đình hay nhà xưởng. Chúng ta có thể bắt gặp 2 loại bình này trong hầu hết địa điểm chúng ta đến.
Bình chữa cháy CO2 và bình chữa cháy bột đều có cách sử dụng rất đơn giản, ai cũng có thể sử dụng được. Các bước sử dụng bình chữa cháy như sau:
Bước 1: Lấy bình chữa cháy, tiếp cận đám cháy (1 – 4m)
Bước 2: Giữ vòi, loa phun hướng về phía đám cháy, giật chốt an toàn.
Bước 3: Giữ chắc bình chữa cháy, bóp mạnh van, xịt chất dập lửa vào gốc đám cháy. Xịt đến khi nào tắt hẳn mới ngưng.
Đọc thêm: >>> Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy đơn giản
Bình chữa cháy CO2 – Ý nghĩa của ký hiệu bình chữa cháy:
Các bình chữa cháy thuộc loại bình chữa cháy CO2 khí có kí hiệu là MT. Có ý nghĩa dùng để chỉ chất dập lửa bên trong bình là khí CO2 hóa lỏng. Tiếp đến, sau ký hiệu MT là phần chữ số, ý chỉ khối lượng của khí CO2 hóa lỏng có trong bình.(khối lượng này chỉ biểu thị khối lượng của khí CO2, không phải khối lượng của cả vỏ bình).
Giải thích chi tiết ý nghĩa ký hiệu bình chữa cháy CO2:
- Góc trên bên trái là logo thương hiệu của nhà sản xuất.
- Góc trên bên phải bao gồm ký hiệu thông số của bình chữa cháy, trọng lượng chất chữa cháy và mã nhận biết (đây là phần quan trọng nhất để biết được đó là bình chữa cháy thuộc loại nào).
- Ở giữa bên trái chia làm ba phần là 3 bước thao tác chữa cháy nhanh đối với bình chữa cháy CO2.
- Bên cạnh, phần 4 ô nhỏ là biểu thị dạng đám cháy phổ biến và các dấu tích chọn thể hiện khả năng dập lửa của bình cho những loại đám cháy tương ứng.
- Phần Specification(thông số chính xác): tóm tắt thông số kỹ thuật của bình như nhiệt độ hoạt động, áp suất vận hành, trọng lượng,…
Ví dụ: Nếu thấy trên tem nhãn dán trên bình có ký hiệu là: MT5. Thì chúng ta có thể hiểu đây là Bình chữa cháy CO2, bình có khối lượng khí trong bình là 5 kg (chưa kể vỏ bình).
Công dụng của bình chữa cháy CO2:
Bình khí CO2 là loại bình chữa cháy dạng khí, nên có hiệu quả cao dùng để dập các đám cháy từ các thiết bị điện tử, đám cháy chất lỏng, chất khí.
Bình chữa cháy CO2 sử dụng kém hiệu quả khi dùng để dập các đám cháy loại A(chất rắn, kim loại)
Không dùng bình chữa cháy CO2 cho đám cháy có sự tham gia của một số kim loại kiềm. Chúng có khả năng phản ứng vói khí CO2 như Na(Natri), K(Kali), Mg(Magie) sinh ra nhiệt, có thể làm ngọn lửa bùng phát dữ dội hơn. Rất nguy hiểm cho người sử dụng.
Bình chữa cháy bột – Ý nghĩa của ký hiệu bình chữa cháy:
Bình chữa cháy dạng bột khô được ký hiệu chung là MFZ hay MFZL. Bình thuộc dạng này sử dụng chất dập lửa bên trong bình là muối NaHCO3, dùng khí N2 để đẩy chất dập lửa. Nối tiếp là phần chữ số, biểu thị khối lượng của chất dập lửa bên trong bình (chưa kể phần vỏ). Đối với bình dạng bột, liền sau còn có phần ký hiệu ABC hoặc BC để nhận biết khả năng dập lửa của bình.
Giải thích chi tiết ý nghĩa ký hiệu bình chữa cháy bột:
- Góc trên bên trái là logo thương hiệu của bình chữa cháy.
- Góc trên bên phải bao gồm thông số loại bình, trọng lượng bình và ký hiệu nhận biết của bình ( phần quan trọng nhất để biết được đó là bình chữa cháy loại nào, hiệu quả dùng để dập đám cháy loại gì).
- Ở giữa chia làm 4 phần là 3 bước thao tác chữa cháy nhanh đối với bình bột khô và 1 phần lưu ý khi sử dụng.
- Phần ô nhỏ là biểu thị các dạng đám cháy phổ biến và các dấu tích chọn thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy cho những loại lửa tương ứng.
- Phần Specification (thông số chính xác): tóm tắt thông số kỹ thuật của bình như nhiệt độ hoạt động, áp suất vận hành, trọng lượng bình,…
Ký hiệu ABC trên bình chữa cháy bột:
Nếu bình chữa cháy có ký hiệu ABC trên bình, bình đó có khả năng chữa cháy được các đám cháy loại A, B và C. Tức là các đám cháy bắt nguồn từ chất rắn, chất lỏng, chất khí. Nếu trên thân bình chỉ có ký hiệu là BC, thì có nghĩa bình chữa cháy đó có khả năng chữa cháy tốt các đám cháy từ chất lỏng(B) và chất khí(C), còn dùng cho các đám cháy chất rắn(A) sẽ kém hiệu quả hơn.
Kết, Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản, bình chữa cháy là để dập lửa, bình nào cũng như nhau, cứ có cháy thì lấy bình chữa cháy ra xịt là được. Nhưng không, bình chữa cháy có rất nhiều loại, và các loại bình chữa cháy đều được sản xuất với từng loại công dụng khác nhau, dùng để dập lửa cho những loại đám cháy khác nhau.
Vậy nên, nếu bạn không biết và hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu bình chữa cháy được ghi trên tem nhãn của bình. Bạn rất có thể sử dụng sai loại bình chữa cháy để dập lửa, gây mất hiệu quả, tốn thời gian công sức và trong nhiều trường hợp, việc đó còn có thể gây nguy hiểm cho chính tính mạng của bạn và người khác.
Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi cần được tư vấn và giải đáp về công tác phòng cháy chữa cháy, liên lạc ngay cho chúng tôi Công ty bảo hộ lao động Song Hành, chuyên cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy. Đảm bảo an toàn, chất lượng. Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn, trợ giúp miễn phí.
Địa chỉ: Số 40 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội